Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đang trở
thành động lực lớn nhất tạo ra sự phát triển đột phá trên các mặt quản lý, kinh
tế, xã hội. Chuyển đổi số tạo ra sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện từ
Chính phủ đến các địa phương, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, người dân và
trong mọi lĩnh vực.
Chuyển đổi số là một quá trình bao gồm nhiều bước với các cấp độ
khác nhau, trong đó số hóa là bước khởi đầu. Số hóa hiểu theo khái niệm công nghệ
thông tin (CNTT) là việc chuyển đổi hình thức thông tin của các thực thể (đối
tượng, vạn vật) từ dạng vật lý sang dạng số (các bit thông tin dữ liệu). Về cơ
bản, số hóa có 2 mức độ: Mức độ đơn giản là số hóa dữ liệu và mức độ cao hơn,
phức tạp hơn là số hóa quy trình. Số hóa là cấp độ đầu tiên, là nền tảng, bước
khởi đầu của quá trình chuyển đổi số.
Chuyển
đổi số là gì: Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay, chuyển đổi số là quá
trình chuyển đổi từ cách sống, cách làm việc truyền thống sang
cách sống và làm việc mới dựa trên các nền tảng, công nghệ
số (Điện toán đám mây-Cloud, trí tuệ nhân tạo-AI, dữ liệu lớn-Bigdata… các
hệ thống nền tảng..), ứng dụng số (các hệ thống thông tin, phần
mềm…), nguồn dữ liệu số và sự kết nối của chúng trên không gian số, từ đó
tạo ra phương thức mới, những cơ hội và giá trị mới cho hoạt động quản lý, điều
hành, phục vụ người dân của Chính quyền; hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, trong đời sống, văn hóa của người dân.
Đối với cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi
sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa
phương đó. Địa phương chuyển đổi số thành công sẽ đóng góp vào thành công chung
của chuyển đổi số quốc gia. Do vậy, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc
quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, và được sự tham
gia gia tích cực của người dân.
Thực hiện nhiệm vụ
chuyển đổi số, thời gian qua, UBND xã Hưng Mỹ đã tăng cường thực hiện công tác
chuyển đổi số theo từng mục tiêu, nhiệm vụ, và bước đầu đã đạt được một số kết
quả trên các phương diện gồm:
Bưu điện văn hóa xã Hưng Mỹ - điểm tư vấn, hỗ trợ triển khai dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số
1. Về hạ tầng số: VNPT đã tối ưu vùng phủ sóng
di động trên toàn địa bàn với 2 trạm BTS; Hạ tầng
băng rộng cáp quang đã phủ đến tận hộ gia đình. Tại Tại trụ sở UBND xã hạ tầng và trang
thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên
dùng của VNPT, đảm bảo an toàn thông tin cho toàn hệ thống. 100% cán bộ, công chức xã có máy tính phục vụ
công việc, được kết nối internet với chất lượng đường truyền ổn định, đảm bảo. Xã
có hệ thống hội nghị trực tuyến được kết nối thông suốt
từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh, trung ương. Hệ thống đài truyền thanh hữu
tuyến gồm có 15 cụm 26 loa đảm bảo cho chất lượng phát thanh và công tác thông tin tuyên truyền.
Xã có 01 điểm bưu điện văn hóa xã, là điểm
cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại xã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ,
triển khai các dịch vụ chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến.
Các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối,
chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của huyện, của tỉnh và cơ sở dữ
liệu Quốc gia.
Có điểm phát wifi công cộng tại địa điểm quan trọng trong xã như UBND
xã, bưu điện văn hoá, trường học, trạm y tế. Thực hiện tích hợp thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết
trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công của tỉnh theo các Quyết định công bố thủ tục hành
chính của UBND tỉnh nghệ An.
Hình ảnh minh họa các tiện ích của ứng dụng định danh điện tử quốc gia
2. Về xây dựng chính quyền số
phục vụ Nhân dân:Thiết bị mạng nội bộ của
UBND xã được lắp đặt thiết kế đảm bảo tuân thủ theo mô hình mạng tiêu chuẩn,
đường truyền mạng tại UBND xã đảm bảo công tác thực hiện chuyên môn và chuyển
đổi số. Việc
triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin như: Hệ thống quản lý văn bản điện
tử, hệ thống thông tin báo cáo các cấp, ứng dụng các phần
mềm dữ liệu và giải quyết thủ tục hành chính như khai thác cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, phần mềm hộ tịch, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng chữ ký số
trong các giao dịch hành chính, ,... được đẩy mạnh, đảm bảo phục vụ hiệu quả
nhu cầu giao dịch trực tuyến của người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước,
và giữa các cơ quan hành chính các cấp.
Giáo viên và học sinh Trường tiểu học xã Hưng Mỹ tham gia chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học
3. Về kinh tế số, xã hội số: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người
dân nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối
hàng hóa dựa trên môi trường mạng,về các lợi ích của việc quảng bá, giới
thiệu sản phẩm trên trên mạng internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Trang
thông tin điện tử,…..Tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn xã nộp
thuế điện tử đạt 100%, khuyến khích hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn xã
sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch. Hướng dẫn người
dân thanh toán các TTHC qua kênh thanh toán trực tuyến, phấn đấu năm 2024 kết
quả tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đối với các TTHC nhóm hộ tịch đạt trên
50%.
Số lượt người dân trên địa bàn xã được tạo tài khoản và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có 2730 tài khoản. Hiện nay xã đang
tập trung rà soát, làm sạch dữ liệu các đối tượng hưởng chính
sách người có công và an sinh xã hội trên địa bàn để phục vụ cho tốt cho việc
mở tài khoản an sinh xã hội, phấn đấu đạt tỉ lệ 100%.
Việc
chuyển đổi số cũng được thực hiện khá tốt ở 2 lĩnh vực y tế và giáo dục. Về
lĩnh vực y tế: toàn bộ dữ liệu dân số, số hộ của xã được cập nhật vào hệ thống,
trạm y tế thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, đến nay toàn
xã có 3770 công dân có sổ sức khỏe tử, đạt tỉ lệ 84,1%.
Đối với lĩnh vực giáo dục,
các nhà trường đã triển khai ứng dụng chương trình quản lý
giảng dạy, phần mềm quản lý giáo dục edu,
sổ liên lạc điện tử, phê duyệt giáo án điện tử, học bạ điện tử, tăng sự tương tác giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý học
sinh.
Hình ảnh minh họa sổ sức khỏe điện tử
Để chuyển đổi số thành công, mang lại hiệu quả thật sự; mỗi
cán bộ, công chức cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin để
thay đổi phương thức làm việc; Cùng với đó, mỗi cán bộ, đảng viên, người dân phải tích
cực, chủ động học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình
độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia và phục vụ thành công chuyển đổi số,
là yếu tố đảm bảo sự thành công của công cuộc chuyển đổi số./.