image banner
Bài tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình
Lượt xem: 8960
Đại thi hào Đức J.W.Goethe có 1 câu nói vô cùng nổi tiếng đã trở thành châm ngôn sống về tầm quan trọng của gia đình “ dù là vua chúa hay dân cày, ai tìm thấy được sự bình an trong gia đình đó là người sung sướng nhất”.

Đại thi hào Đức J.W.Goethe có 1 câu nói vô cùng nổi tiếng đã trở thành châm ngôn sống về tầm quan trọng của gia đình “ dù là vua chúa hay dân cày, ai  tìm thấy được sự bình an trong gia đình đó là người sung sướng nhất”.

      Giữa cuộc sống xô bồ với những vòng quay hối hả này, sau mỗi ngày phải gồng mình vật lộn với bao lo toan, bao sóng gió ngoài kia của cuộc đời, sẽ chẳng có điều gì tuyệt vời hơn nếu chúng ta được trở về  ngôi nhà mà ở đó mọi bão dông, muộn phiền đều dừng lại  sau cánh cửa. Bên trong chỉ có tiếng cười rộn vang và những vòng tay ấm áp, yêu thương đang dang rộng chào đón ta trở về sau 1 ngày dài mỏi mệt.

          Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn có được 1 nơi bình yên để trở về.

Chúng ta, dù có là bất cứ ai đi nữa liệu có thể  có được sung sướng, hạnh phúc khi gia đình- vốn là nơi ấm áp nhất, nơi nuôi dưỡng những tình cảm yêu thương nhất lại trở thành địa ngục trần gian, thành nỗi đau và cả sự mất mát tột cùng vì nơi ấy xuất hiện một “bóng ma” được gọi là bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là câu chuyện thường xuất hiện sau những cánh cửa đóng kín tại mỗi gia đình ở mức độ nhiều hay ít. Đó là những cuộc chiến, mà nạn nhân có thể là bất cứ ai trong gia đình, đó có thể là những người chồng, thậm chí là những người cha người mẹ, nhưng nạn nhân chính yếu của bạo lực gia đình là những người vợ, người con- họ trở thành những người bất đắc dĩ  phải  tham gia vào cuộc chiến bạo lực ấy do chính những người chồng, người cha gây ra.

Bạo lực gia đình là một con sóng ngầm vẫn đang hiện hữu và tàn phá rất nhiều tổ ấm vì đa số chúng ta nhiều khi còn chưa hiểu, chưa nhận diện đầy đủ về nó. Với tư tưởng của người phụ nữ Á đông, nhiều người vợ vẫn xem bạo lực gia đình là chuyện bình thường, nó chỉ như một loại gia vị đắng, cay, mặn nồng trong hôn nhân, là phụ nữ mình phải bao dung để gia đình được êm ấm, con cái được hạnh phúc. Trong khi đó với tư tưởng nam quyền, bất bình đẳng giới nhiều người đàn ông lại cho mình quyền được dạy vợ, dạy con bằng nhiều hình thức thô lỗ. Cộng đồng lại thờ ơ cho rằng bạo lực gia đình là “ chuyện nhà người ta” và vẫn thường khuyên “ vợ chồng đóng cửa bảo nhau”….

Từ thực tế đó, việc nhận diện đúng và đủ về các hành vi bạo lực gia đình sẽ giúp người gây bạo lực biết các hành vi phạm pháp để hạn chế; Giúp các nạn nhân kịp thời phòng tránh và kịp thời phát các tín hiệu “ cấp cứu” trong các tình huống; Và đặc biệt đối với tất cả chúng ta, khi nhận diện được các hành vi bạo lực sẽ giúp chúng ta  sẵn sàng lên tiếng và ứng cứu các nạn nhân bạo lực.

Rất nhiều người vẫn nghĩ bạo lực gia đình là đánh nhau, là đổ máu, tuy  nhiên thực tế, có rất nhiều hành vi được coi là bạo lực gia đình. Tại luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”;  và Theo khoản 1, điều 2 Luật này  thì có tới 9 hành vi được quy định là bạo lực gia đình. Và các hành vi này chúng ta có thể chia thành 4 nhóm bạo lực: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục.

Anh-tin-bai

Bạo lực tinh thần: quát mắng, chì chiết….

Anh-tin-bai

                                                          Bạo lực thể chất: là các hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng

Anh-tin-bai

Bạo lực tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục

Anh-tin-bai

                                                        Bạo lực kinh tế: là các hành vi nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính

Trong 4 nhóm bạo lực thì mỗi nhóm có 1 sắc thái riêng. Dù phải chịu đựng bất cứ  hành vi bạo lực nào nó cũng để lại những hậu quả vô cùng đau lòng, thậm chí có người phải bỏ mạng. Không chỉ với người lớn, nỗi sợ hãi cũng in hằn trong tâm trí của những đứa trẻ để về sau, có thể chúng lại rơi vào một thảm kịch bạo lực khác.

Vậy, khi gặp bạo lực chúng ta phải hành động thế nào cho đúng. Im lặng và chịu đựng để những câu chuyện buồn tiếp diễn sao? Không, chúng ta phải thay đổi và hành động.

Với các nạn nhân bị bạo lực, bên cạnh việc tìm hiểu luật, hãy biết trang bị cho mình một số kỹ năng để ứng phó: 

Khi chồng lên cơn nóng giận hoặc những lúc say xỉn, việc phụ nữ chúng ta cằn nhằn, cãi vã nhiều khi chính là nguồn cơn dẫn đến bạo lực Những lúc như thế này, chúng ta phải kìm nén cơn tức giận của mình lại bằng cách “ hít thở thật sâu“ hay niệm một câu thần chú nào đó để nuốt cơn giận vào trong. Chỉ nên nói chuyện khi anh ta đã tỉnh lại.

Khi cảm thấy nguy cơ của bạo lực gia đình có thể nảy sinh, bạn cần tránh ngay khu vực có hung khí, đồng thời nên tìm cách đi ra khỏi nhà.

Nhất định phải chia sẻ câu chuyện bạo lực với hàng xóm hoặc người thân để khi xảy ra bạo lực chúng ta phát một vài tín hiệu  hàng xóm sẽ hiểu để có thể ứng cứu. Đặc biệt chúng ta cần ghi lại một vài số điện thoại của một số cán bộ trong thôn, của cán bộ tư pháp địa phương và biết số điện thoại đường dây nóng để liên hệ ngay khi hành vi bạo lực quá nghiêm trọng. Khi đã thoát ra được bên ngoài, các bạn có thể đến các nhà tạm lánh, ở mỗi địa phương đều có nhà tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực,  ở đó sẽ được các cán bộ hỗ trợ về y tế, pháp lý, tâm lý giúp chúng ta giải quyết được tình trạng của mình. 

Với cộng đồng, xin đừng khuyên các nạn nhân bạo lực “ nhịn đi cho gia đình êm ấm” mà xin hãy nói với họ rằng “ im lặng là chết đấy”. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, chúng ta phải lên tiếng can ngăn, nếu nguy hiểm hãy giúp nạn nhân trình báo chính quyền địa phương

Chúng ta hãy nhớ, nạn nhân bạo lực gia đình có quyền được pháp luật và cộng đồng bảo vệ , và pháp luật sẽ không dung thứ cho bất cứ kẻ tội đồ nào gây ra bạo lực gia đình. Người gây ra bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật  hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này đã được quy định trong Luật phòng chống bạo lực gia đình; luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Bạo lực gia đình hiện đang còn là những bí mật mà nhiều người đang cất giấu. Nhưng sự ngược đãi chỉ đáng sợ khi nó được che đậy trong bóng tối. Theo vòng tròn bạo lực nếu để kéo dài sẽ là “CÁI TÁT ĐẦU TIÊN và kết thúc bằng NHÁT DAO CUỐI CÙNG”. Vì thế chúng ta hãy nắm tay các nạn nhân và đồng hành cùng họ phá vỡ vòng tròn ấy và rọi vào đó một tia sáng để những cuộc đời lại có thể nở hoa từ những mảnh đất cằn cỗi nhất.

Bạo lực là tội ác và sự im lặng là tiếp tay cho kẻ ác. Và phá vỡ sự im lặng đó không chỉ là trách nhiệm của chính nạn nhân, gia đình mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, của tất cả chúng ta./.

Hồ Thị Huyền – Công chức VH-XH
TIÊN LIÊN QUAN
 
12345678910
BẢN ĐỒ XÃ HƯNG MỸ - HUYỆN HƯNG NGUYÊN
Lịch làm việc
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HƯNG MỸ
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Thanh Đông - Chủ tịch xã

Trụ sở: Xã Hưng Mỹ - Huyện Hưng Nguyên - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238)821428 - Email: hohuyen195@gmail.com